Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

  28.5.14                1 comment
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại dù vẫn còn ảnh hưởng xu hướng của văn học giai đoạn trước, tuy nhiên từ bên trong nội lực của thể loại này đã có những thay đổi để khẳng định vị thế của mình.

Mỗi giai đoạn văn học là một xu hướng khác nhau, nó chịu tác động của những diễn biến xã hội và tư tưởng giai cấp đương thời. Dù khác nhau nhưng giai đoạn sau luôn được thừa hưởng những “cái được” mà giai đoạn trước để lại. Vì vậy, lịch sử văn học Việt Nam là một chuỗi liền những mạch cảm xúc đỉnh cao của văn chương, tất cả được sàng lọc, giữ gìn và phát huy. Tiểu thuyết Việt Nam cũng không thoát khỏi guồng quay đó, từ trung đại, cận đại đến hiện đại tất cả đều để lại cho đời những tác phẩm kinh điển, tính nghệ thuật cao. 


Và nay, những tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đang mang một hơi thở mới vào văn đàn, sẽ có người đồng tình, người phản đối xu hướng này nhưng chắc chắn sẽ trở thành bậc thang vững chắc cho những giai đoạn tiếp sau đó thăng hoa, đi đến đỉnh cao của nghệ thuật.


Vài năm trở lại đây, người yêu văn học có cơ hội chứng kiến những cái tên mới, đạt được một số thành công nhất định trong thể loại tiểu thuyết như: Lê Minh Quốc, Y Ban, Bùi Anh Tấn, Minh Moon, Dương Thụy… Tiểu thuyết của các tác giả này không giống như “Tắt đèn”, “Số đỏ” hay “Đời thừa” vì xã hội đã khác, con người đã khác. Nội dung tiểu thuyết hiện đại Việt Nam đa số xoay quanh cuộc sống nhộn nhịp, năng động của những người trẻ với lối suy nghĩ mới hơn, táo bạo hơn. Bên cạnh đó còn là những diễn biến rất đời thường mà đôi khi ta vô tình bỏ quên, dưới ngòi bút sắc bén của các tác giả trẻ tất cả lại đẹp hơn, lung linh hơn, thi vị hơn.
Đáng chú ý nhất là những người dám vượt qua những rào cản của định kiến xã hội về giới tính thứ 3, về tình yêu tưởng chừng như không thể giữa 2 người cùng giới. Bùi Anh Tấn là một tác giả tiêu biểu cho lý tưởng này, ông dùng ngồi bút của mình để làm lòng người phải rung cảm, phải thay đổi lối tư duy đầy định kiến xưa thông qua các tiểu thuyết: Thám tử yêu, Một thế giới không có đàn bà….

Dù những người thuộc thế hệ trước vẫn chưa quen với lối văn hiện đại, phóng khoáng của thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nhưng nó lại nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả trẻ. Đó là động lực để các nhà văn tiếp tục sáng tác và cống hiến.

1 nhận xét :